Một số loài hoa mang hơi thở của thần chết trong tự nhiên

Hữu Thuần

Updated on:

[Nhất thế giới] Một số loài hoa mang hơi thở của thần chết trong tự nhiên – Hoa hay người ta gọi là bông đó là một dạng “chồi” rút ngắn có chức năng sinh sản, là bộ phận sinh sản đặc trưng của các loài thực vật có hoa, trên thế giới có rất nhiều loại hoa gồm hoa tự nhiên, hoa nhân tạo với muôn ngàn màu sắc đẹp mê hồn cũng chính sự quyến rũ mà nó được xem là biểu tượng của sự trong trắng, thanh nhã, sắc đẹp… Đẹp là vậy nhưng bạn có biết dưới những sắc đẹp ấy có những “độc tính” khiến con người phải khổ sở về nó hay không? vâng thật đúng với câu nói “Hoa càng đẹp thì càng độc”.

Nhưng bạn cũng đừng quá “gét” những loài hoa có độc bởi lẽ những loài hoa có độc là những loài hoa có thể dùng để chiết xuất dùng làm các dược phẩm dùng trong việc chữa bệnh, những loài hoa chứa độc tố có chứa một số thành phần đặc trưng riêng chỉ có nó mới có. Như bạn thấy với vẻ đẹp rực rỡ như vậy những ẩn chứa đằng sau đó là mộ sự thật không ai có thể biết chỉ có những nhà nghiên cứu họ mới hiểu thật sự về các loài hoa “Ma quái”.

nhung-loai-hoa-mang-hoi-tho-than-chet-compressed
Một số loài hoa mang hơi thở của thần chết trong tự nhiên

Một số loài hoa mang hơi thở của thần chết trong tự nhiên

Để cho các bạn có một cái nhìn sâu sắc hơn về vẻ đẹp cũng những những bí ẩn chứa đằng sau các loài hoa hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số loài hoa được xem là đẹp nhất và độc nhất khi bạn vô tình đụng phải đến chúng. Nào chúng ta hãy tìm hiểu Một số loài hoa mang hơi thở của thần chết trong tự nhiên.

Xem video một số loài hoa mang hơi thở của thần chết

Trúc đào

Trúc đào thường phát triển ở các khu vực cận nhiệt đới ấm áp, nó được sử dụng rộng rãi như là một loại cây cảnh trong các cảnh quan như công viên và dọc theo ven đường, chịu khô hạn khá tốt và chịu được các trận sương giá không thường xuyên tới -10 °C, được xem là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em.

Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong. Các chất độc tập trung chủ yếu trong nhựa cây, ngay cả khi cả khi đã khô đi. Các bộ phận khô của loài cây này vẫn là rất nguy hiểm cho các động vật như cừu, ngựa, bò và các động vật gặm cỏ khác, với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành.

Hoa loa kèn

Được mệnh danh là “hơi thở của quỷ” hay còn gọi là huệ tây, loại hoa này ở nước ta được trồng nhiều ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Hoa loa kèn là một loại hoa đẹp, có màu trắng hoặc màu hồng, trắng pha hồng. Nhiều gia đình trồng loài hoa này để làm kiểng trong nhà. Tuy nhiên đằng sau vẻ đẹp ấy bạn hãy chú ý đến các độc tố của chúng khi có con nhỏ trong nhà vô tình ăn phải.

Vào năm 2014, tại Đại học Y dược TP HCM người ta đã phát hiện trong hoa loa kèn có chứa một lượng thành phần chất gây ảo giác Scopolamine. Chỉ cần ngửi con người có thể rơi vào trạng thái vô thức, không kiểm soát được hành vi của mình, nói năng lảm nhảm. Ở Nam Mỹ, người ta dùng loại cây họ loa kèn này để làm thuốc, điều trị ra các thuốc điều trị thần kinh. Nhiều tôn giáo còn sử dụng để gây ảo giác trong những nghi lễ tôn giáo. Một thành phần tội phạm sử dụng loại cây này để chế tạo ra các thuốc để cướp của, giết người.., Các triệu chứng khi ngộ độc hoa loa kèn như nôn ói, chóng mặt, mất kiểm soát và cần phải đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Hoa ngót nghẻo

Ngót nghẻo với dáng hoa đẹp, thanh thoát chính là những điểm mạnh khiến dân chơi cây cảnh lựa chọn để bài trí trong nhà. Tuy nhiên đây lại là một “sát thủ giết người” vô cùng nguy hiểm bởi trong hạt và củ của loài cây này có chứa một lượng độc tố cực lớn. Ở nước ta chúng còn được biết đến với cái tên là hoa ngoắt nghẻo, ngọt nghẹo, huệ lồng đèn… Ngót nghẻo có sức sống khá cao, chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường được cả ở những nơi đất nghèo dinh dưỡng nhất như cồn cát.

Tất cả các thành phần của cây ngót nghẻo đều chứa chất độc có thể giết chết động vật nào ăn phải kể cả con người. Nếu vô tình ăn phải, chỉ sau 2 giờ nạn nhân sẽ có những biểu hiện của trúng độc như: buồn nôn, ói mửa, tê bì và ngứa ran xung quanh miệng, rát cổ họng, đau bụng, tiêu chảy ra máu, dẫn đến tình trạng mất nước…

Khi chất độc tiến triển trong cơ thể sẽ khiến tiêu cơ vân, tắc ruột, suy hô hấp, hạ huyết áp, rối loạn đông máu, tiểu ra máu, co giật, hôn mê và tổn thương đa thần kinh. Đặc biệt với nạn nhân là phụ nữ, chất kịch độc của ngót nghẻo còn gây lột da và chảy máu âm đạo. Chính vì vậy chị em cần lưu ý khi sử dụng loài hoa này làm cảnh cho ngôi nhà của mình. Thật là xứng danh với cái tên “hoa ngoắt nghẻo”.

Hoa thụy hương

Thụy hương là một loại cây bụi để trang trí trong vườn nhà rất được ưa thích ở châu Âu, gần đây đã du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều trong khuôn viên các căn biệt thự. Tuy nhiên, đây là  một loại cây độc hại vô cùng với chất mezerein có độc tính rất cao. Nếu vô tình ăn phải lá hay quả cây, triệu chứng lúc đầu là buồn nôn và ói mửa dữ dội, theo đó là xuất huyết trong, hôn mê rồi dẫn đến tử vong.

Trong lịch sử và dân gian, Cây Thụy hương từng được dùng ở miền Bắc Châu Âu, làm thuốc xổ và thuốc mỡ trị đau nhức do ung thư, u nhọt ở da, vỏ cây này dùng để chữa các vết do côn trùng độc cắn và chó dại. Ngày nay người ta cho rằng cây Thụy hương quá độc nên không ăn được, nhưng đôi khi cây Thụy hương có thể dùng làm thuốc ngoài da để chống dị ứng, có tác dụng lên các khớp bị đau, làm tăng cường máu chảy đến vùng bị bệnh. Nhưng tuyệt đối không được uống cây Thụy hương trong bất kỳ trường hợp nào, chỉ được dùng ngoài da khi có sự hướng dẫn của bác sĩ và không bao giờ dùng cho vết thương bị loét miệng.

Ngoài ra còn có rất nhiều loại hoa khác cũng có độc tố ảnh hưởng đến con người. Trước khi bạn chọn hoa làm cảnh cần phải chú ý đến các đặc tính của hoa để đảm bảo an toàn cho người thân trong gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ.

Bạn có thể xem thêm những cuốn sách cổ và bí ẩn nhất thế giới hiện nay.

Đánh giá và chia sẻ để nâng cao chất lượng bài viết?

Tỉ lệ 3.3 / 5. Phiếu: 3

Chia sẻ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT NÊN XEM

Xem thêm

2 bình luận về “Một số loài hoa mang hơi thở của thần chết trong tự nhiên”

Viết một bình luận