[Thủ thuật máy tính] Khắc phục lỗi pending trong Windows Store – Bạn có đang sử dụng hệ điều hành Windows 8, 8.1 hay hệ điều hành Windows mới nhất Windows 10 hay không? bạn có cảm thấy yêu thích hệ điều hành này không? Với hai hệ điều hành này bạn có thể phát wifi trực tiếp mà không cần cài đặt bất cứ một phần mềm hỗ trợ nào khác ngoài ra nó còn tích hợp sẵn ứng dụng Windows Store giúp bạn có thể dễ dàng tải nhanh các ứng dụng, các trò chơi … Mà các bạn thích. Tuy nhiên có một số trường hợp khi bạn sử dụng tính năng này thì máy tính của bạn xảy ra hiện tượng lỗi pending trong Windows Store làm bạn không thể tải hoặc cài ứng dụng được.
Trong bài viết trước đây về thủ thuật máy tính mình có hướng dẫn các bạn cách lấy lại đồng hồ, lịch trên Desktop Windows giúp bạn có thể nhanh chóng lấy lại các Widget đồng hồ, lịch… trên Desktop của các phiên bản Windows 8, 10 tiếp tục trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục lỗi pending trong Windows Store.
Khắc phục lỗi pending trong Windows Store
Lỗi pending trong Windows Store là một thường hay xảy ra đối với hệ điều hành Windows 8, 10. Nó làm cho Windows Store không thể hoạt động đúng có khi không thể hoạt động được. Hôm nay blog thủ thuật sẽ hướng dẫn các phương pháp để khắc phục lỗi pending trong Windows Store.
Phương pháp 1: Khởi động lại máy tính
Đây được xem là phương pháp đơn giản nhất chỉ cần vào Start > Kích chọn “Power” > Kích chọn “Restart” để hệ thống khởi động lại, nếu may mắn lỗi pending trong Windows Store sẽ được giải quyết êm đẹp.
Phương pháp 2: Đăng xuất đăng nhập lại Windows Store
Đầu tiên hãy mở ứng dụng Windows Store > nhấp vào biểu tượng tài khoản ở góc trên bên phải của ứng dụng, sau đó bấm vào tên tài khoản của bạn. Kích chọn vào tài khoản đang sử dụng > Kích “Sign out” để đăng xuất Windows Store.
Sau đó nhấp vào biểu tượng tài khoản ở góc trên bên phải của ứng dụng một lần nữa và kích chọn “Sign in” để đăng nhập lại tài khoản Windows Store.
Phương pháp 3: Thiết lập lại bộ nhớ Cache Store
Đầu tiên vào Start gõ “wsreset” vào ô tìm kiếm > Kích chọn “wsreset” trên kết quả tìm được lúc này bạn sẽ nhìn thấy các ứng dụng của cửa hàng.
Phương pháp 4: Chạy trình gỡ lỗi
Bạn vào công cụ Search của Windows sau đó bạn gõ vào ô tìm kiếm chữ Troubleshooting
Kích vô chữ Troubleshooting cửa sổ Troubleshoot computer problems xuất hiện bạn tìm mục System and Security và chọn Fix problems with Windows Update.
Một cửa sổ mới xuất hiện bạn nhấn NEXT để tiếp tục
Tiếp tục bạn nhấn vào Try troubleshooting as an administrator để tiến hành sửa chữa ứng dụng
Và công việc tiếp theo là phải hãy chờ đợi để hệ thống tiến hành sửa chữa (Lưu ý bạn cần phải có mạng internet, sau khi sửa chữa thành công sẽ có bảng thông báo cho bạn việc cuối cùng là bạn nhấn Close để đóng cửa sổ này lại)
Và công việc cuối cùng là bạn nên khởi động lại máy tính để đảm bảo cho quá trình được thực thi.
Phương pháp 5: Thiết lập lại Windows Update
Đầu tiên hãy vào Start gõ “services” vào ô tìm kiếm > Kích chọn “Services desktop app” trên kết quả tìm được. Trên cửa sổ “Services” tìm thuộc tính “Windows Update” Kích chuột phải và chọn “Stop”
Sau đó bạn truy cập vào thư mục “C:\Windows” > Kích chuột phải vào thư mục “SoftwareDistribution” > sau đó đổi tên lại là “SoftwareDistribution.OLD“
Sau đó quay trở lại cửa sổ “Services” và khởi động lại “Windows Update” một lần nữa. Sau đó kiểm tra lại các cửa hàng của bạn đã hoạt động.
Cuối cùng không có gì hơn nếu bạn cảm thấy bài viết có ích hãy subscribe blog của mình thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất qua Email – Chân thành cảm ơn!