Bạn đã biết cách “săn” việc, tìm việc làm thành công

Bạn đã biết cách “săn” việc, tìm việc làm thành công? Để thành công tìm kiếm một việc làm thích hợp đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng cần thiết để trở nên nổi bật và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ mang tới cho bạn những lời khuyên hữu ích, giúp bạn tìm được công việc mong muốn trong thị trường lao động đầy cạnh tranh như hiện nay.

Tìm việc làm bao gồm nhiều bước, không chỉ riêng việc tìm các vị trí đang tuyển dụng và gửi hồ sơ ứng tuyển. Bạn cũng cần phải chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng để chứng minh mình phù hợp với công việc, đồng thời gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thông qua các buổi phỏng vấn.

cach san viec lam, tim viec thanh cong
Bí quyết tìm việc làm hiệu quả, nhanh chóng

Cách “săn” việc, tìm việc làm thành công

Dưới đây là các bước giúp bạn có cơ hội tìm việc làm phù hợp

Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân

Việc xác định được nghề nghiệp bạn mong muốn là điều đặc biệt quan trọng đối với những ai mới tham gia vào thị trường lao động hoặc mong muốn đổi nghề khác. Bạn có thể nghe những lời khuyên từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũ hay những người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn ngành nghề.

Tuy nhiên, nếu bạn có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, đồng thời xác định được cách bạn dự định đạt được mục tiêu và những lưu ý giúp bạn có đủ điều kiện để phát triển trên con đường sự nghiệp này, thì bạn có thể dễ dàng thu hẹp phạm vi tìm kiếm việc làm, hướng đến những vị trí bạn đam mê và giúp bạn có cơ hội thăng tiến.

Lên kế hoạch

Bước tiếp theo bạn cần sắp xếp lịch trình của bản thân, xác định mình sẽ giành bao nhiêu giờ một ngày hay bao nhiêu giờ một tuần, để tìm kiếm được công việc phù hợp. Ngoài ra cũng cần đảm bảo sơ yếu lý lịch và đơn xin việc của bạn luôn được cập nhật, đồng thời có sẵn một bản CV xin việc chuyên nghiệp để gửi cho nhà tuyển dụng, bất cứ khi nào bạn tìm thấy vị trí công việc thích hợp.

Bên cạnh đó, bạn có thể cập nhật hồ sơ trên các trang web việc làm và tạo một trang tính để ghi chép những công việc mình đã ứng tuyển cùng lịch phỏng vấn (nếu có), hoặc thiết lập một tài khoản email tách biệt với email cá nhân, chuyên lưu trữ các tin nhắn tìm việc làm. Hoàn thành bước này sẽ giúp bạn tìm kiếm việc làm nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Tìm kiếm việc làm từ nhiều nguồn khác nhau

Thay vì chỉ tìm kiếm việc làm trên các trang web đăng tin tuyển dụng trực tuyến, bạn nên tận dụng những kênh khác để marketing bản thân như tìm kiếm việc làm từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: liên hệ trực tiếp với bộ phận tuyển dụng của công ty; tham gia ngày hội việc làm; tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn.

Cập nhật CV xin việc

Cập nhật CV xin việc phù hợp với những công việc khác nhau là bước cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ của bạn là nghiên cứu mô tả công việc, sau đó bổ sung các kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích để chứng minh mình là ứng viên phù hợp cho vị trí đó. Nếu bạn có bạn bè hay người thân từng đảm nhiệm các vị trí quản lý hoặc nhân sự, có thể cho bạn lời khuyên hữu ích liên quan đến các kiến thức, kỹ năng trong công việc.

Để đơn giản hóa bước này, bạn có thể tận dụng các mẫu CV xin việc có sẵn để sử dụng, nhưng cần linh hoạt cập nhật các kỹ năng hay kinh nghiệm công việc trước đây để phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển.

Ban da biet cach san viec tim viec lam thanh cong 2
CV xin việc đẹp, ấn tượng, độc đáo sẽ giúp bạn dễ dàng tìm việc làm hơn

Tìm hiểu về công ty tuyển dụng

Khi bạn tìm thấy vị trí công việc mà mình hứng thú, hãy dành cả thời gian tìm hiểu về công ty đang tuyển dụng. Điều này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về văn hóa công ty, lợi ích và mức lương, sản phẩm và dịch vụ cùng môi trường làm việc. Việc tìm hiểu còn giúp bạn biết mình có thực sự phù hợp với công việc hay không, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích mà bạn có thể sử dụng trong buổi phỏng vấn.

Tự tin nộp CV xin việc

Nếu có thể, bạn nên ứng tuyển vào công việc mà bạn yêu thích dù bạn chỉ đáp ứng một vài yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tùy thuộc vào vị trí, các nhà ứng tuyển cũng có thể lựa chọn những ứng viên nhiệt tình, ham học hỏi và cung cấp cho bạn một khóa đào tạo kỹ năng trong công việc.

Ngoài ra đừng quên làm nổi bật thông tin liên quan tới khả năng học hỏi kỹ năng mới và đạo đức nghề nghiệp, nhấn mạnh những mục tiêu nghề nghiệp của bạn phù hợp với công ty trong CV xin việc.

Tích cực trong công việc hiện tại

Nếu bạn hiện đang có một công việc và mong muốn tìm kiếm một vị trí tốt hơn, hãy tiếp tục hoàn thành tốt công việc hiện tại. Duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và quản lý, bởi thái độ chuyên nghiệp và những nỗ lực của bạn có thể giúp bạn được giới thiệu những cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai.

Phát triển các mối quan hệ

Tương tác với mọi người và phát triển những mối liên hệ dù là trực tiếp hay gián tiếp, là bước giúp bạn có được những kết nối và lời khuyên hữu ích trong quá trình tìm kiếm việc làm. Hãy bắt đầu trò chuyện với mọi người trong các buổi hội thảo, sự kiện xã hội hoặc những cuộc hẹn, cho họ biết bạn đang tìm kiếm một công việc thích hợp trong ngành nào đó, để nhận được lời khuyên hoặc lời giới thiệu các cơ hội việc làm mới.

Xác định các kỹ năng

Lập danh sách để xác định kinh nghiệm cá nhân hay thành tích nổi bật cho một công việc cụ thể cũng là bước rất quan trọng. Hãy thêm những thông tin này vào CV xin việc, và thể hiện thật tốt trong các buổi phỏng vấn, bằng cách sử dụng phương pháp STAR (situation-task-action-result) tình huống – nhiệm vụ – hành động và kết quả, để thể hiện các kỹ năng của bạn một cách thuyết phục và chân thật nhất.

Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn trực tiếp

Đây cũng là một bước quan trọng không kém và bước này sẽ quyết định hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng như thế nào. Đừng quên nghiên cứu các câu hỏi phỏng vấn phổ biến và tập thực hành trả lời trước khi tham gia phỏng vấn chính thức. Bởi nếu được chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ tự tin và thoải mái hơn khi bước vào buổi phỏng vấn.

Ban da biet cach san viec tim viec lam thanh cong 3
Ngoài CV xin việc thì bạn cũng cần chuẩn bị sao cho buổi phỏng vấn tốt nhất

Theo dõi quy trình tuyển dụng

Ngay sau buổi phỏng vấn, hãy gửi thư cảm ơn cho nhà tuyển dụng, đồng thời đừng ngần ngại liên hệ với họ qua điện thoại hoặc email nếu sau một tuần mà bạn chưa nhận được phản hồi. Vì như vậy sẽ thể hiện thái độ hào hứng của bạn với vị trí ứng tuyển, giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, khi chờ đợi phản hồi, hãy tiếp tục ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp mà bạn quan tâm.

Kết luận

Có thể thấy, việc tìm kiếm được những cơ hội việc làm mới và phù hợp là cả một quá trình dài, đòi hỏi bạn phải không ngừng cố gắng trau dồi và làm mới bản thân, để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng mình xứng đáng được lựa chọn trong số rất nhiều ứng viên ngoài kia. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để bạn không còn thấy bỡ ngỡ khi bắt đầu tìm việc làm phù hợp với mình.

Đánh giá và chia sẻ để nâng cao chất lượng bài viết?

Tỉ lệ / 5. Phiếu:

Cảm ơn bạn đã đánh giá ...

Hãy theo dõi chúng tôi trên xã hội!

Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!

Hãy cho chúng tôi biết làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện bài đăng này?

Chia sẻ: - Theo dõi Máy tính & Wordpress trên: Theo dõi Máy tính & Wordpress trên Google News

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top