Cách phân bố lại không gian đĩa khôi phục hệ thống trong Windows 10

Không gian đĩa khôi phục hệ thống trong Windows 10 – Nếu Windows 10 đang chạy trên một không gian chật hẹp và bạn không biết cách làm thế nào để giảm bớt không gian sử dụng cho tính năng phục hồi. Khi không gian phân bổ cho tính năng khôi phục không đủ để tạo điểm khôi phục mới, Windows sẽ tự động xóa các điểm khôi phục cũ trước khi tạo một điểm khôi phục mới.

Đối với không gian sử dụng tính năng phục hồi bạn có thể xác định kích thước tối đa của không gian đĩa (tính theo %) mà hệ thống các tính năng phục hồi có thể sử dụng trên một ổ đĩa cụ thể. Ví dụ, nếu bạn bật tính năng khôi phục hệ thống cho các ổ đĩa “C”, bạn có thể cấu hình Windows 10 sử dụng ít hơn (%) không gian đĩa ổ “C” để tạo điểm khôi phục. Hãy cùng blog thủ thuật tìm hiểu cách phân bố lại không gian đĩa khôi phục hệ thống trong Windows 10!

không gian đĩa khôi phục hệ thống trong Windows 10

Không gian đĩa khôi phục hệ thống trong Windows 10

Việc phân bổ lại không gian đĩa cho hệ thống khôi phục có thể xóa điểm phục hồi hệ thống trước đó, đặc biệt nếu bạn giảm không gian khôi phục hệ thống. Vì vậy, nếu bạn có một số điểm phục hồi hệ thống quan trọng, hãy tạo tạo System Image trong Windows 10! Trước khi thực hiện việc phân bố lại không gian đĩa khôi phục hệ thống trong Windows 10!

Phương pháp 1: Phân bố lại không gian đĩa khôi phục hệ thống bằng System

Đầu tiên nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở hộp thoại Run sau đó gõ “sysdm.cpl” > Nhấn Enter để thực thi lệnh

phan bo lai khong gian kho phuc Windows-10.png

Khi hộp thoại System Properties được mở ra > Kích chọn “tab System Protection”

phan bo lai khong gian kho phuc Windows-10-1.png

Sau đó chọn ổ đĩa > nhấp vào “Configure”

phan bo lai khong gian kho phuc Windows-10-2.png

Hãy chắc chắn rằng tùy chọn “Turn on system protection” được chọn. Bên dưới phần không gian sử dụng, di chuyển thanh trượt sang phải hoặc sang trái để tăng hoặc giảm không gian đĩa > Sau khi thực hiện, nhấn Apply

phan bo lai khong gian kho phuc Windows-10-3.png

Nếu bạn thường xuyên tạo ra điểm khôi phục hệ thống trước khi cài đặt chương trình, chỉnh sửa Registry… bạn nên dành ít nhất 5 GB để dành cho ổ đĩa khôi phục hệ thống!

Phương pháp 2: Phân bố lại không gian đĩa khôi phục hệ thống bằng Command Prompt

Đầu tiên chạy “Command Prompt as administrator” bằng cách Kích chuột phải vào biểu tượng Start > Kích chọn “Command Prompt (admin)” > Nhấn Yes nếu thấy hộp thoại User Account Control.

phan bo lai khong gian kho phuc Windows-10-4.png

Trong “Command Prompt” gõ lệnh sau rồi nhấn phím Enter để xem không gian ổ đĩa được phân bổ cho hệ thống khôi phục.

vssadmin list shadowstorage

phan bo lai khong gian kho phuc Windows-10-5.png

Thực hiện lệnh sau để phân bổ không gian cho ổ đĩa khôi phục hệ thống

vssadmin Resize ShadowStorage /For=X: /On=X: /MaxSize=NGB

Trong đó, thay thế “X” với ký tự ổ đĩa mà Windows 10 được cài đặt, và thay thế “N” với số lượng “GBs” mà bạn muốn phân bổ cho tính năng khôi phục hệ thống.

Ví dụ, nếu Windows 10 được cài đặt trên ổ đĩa “C” và bạn muốn phân bổ 20 GB cho tính năng khôi phục hệ thống thực hiện lệnh sau (vssadmin Resize ShadowStorage /For=C: /On=C: /MaxSize=20GB)

phan bo lai khong gian kho phuc Windows-10-6.png

Và nếu bạn muốn phân bổ một theo tỉ lệ (%) cho tính năng khôi phục hệ thống thực hiện lệnh sau (vssadmin Resize ShadowStorage /For=C: /On=C: /MaxSize=20%)

Trong lệnh trên, thay thế “C” với các ký tự ổ đĩa cài đặt Windows 10, và thay thế 20% bằng các số dành cho tính năng khôi phục hệ thống.

phan bo lai khong gian kho phuc Windows-10-7.png

Đó là những gì bạn cần làm để phân bố lại không gian đĩa khôi phục hệ thống trong Windows 10!

Cuối cùng không có gì hơn nếu bạn cảm thấy bài viết có ích hãy subscribe blog của mình thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất qua Email – Chân thành cảm ơn!

Đánh giá và chia sẻ để nâng cao chất lượng bài viết?

Tỉ lệ / 5. Phiếu:

Cảm ơn bạn đã đánh giá ...

Hãy theo dõi chúng tôi trên xã hội!

Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!

Hãy cho chúng tôi biết làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện bài đăng này?

Chia sẻ: - Theo dõi Máy tính & Wordpress trên: Theo dõi Máy tính & Wordpress trên Google News

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top