[Excel căn bản] Sử dụng hàm And và Or trong Excel để kiểm tra tổ hợp điều kiện – Tiếp tục trong Serial Excel căn bản hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của hàm And và Or trong Excel, cách sử dụng hàm And và Or trong Excel như thế nào? cách kết hợp các tổ hợp các điều kiện khi sử dụng hàm And và Or trong Excel. Có thể nói hàm And và Or trong Excel là một trong các hàm thuộc nhóm Logic (đúng hoặc sai) và hàm And và Or trong Excel là một trong những hàm Logic được sử dụng để tính toán nhiều nhất. Trong các trường hợp cụ thể của bài toán mà bạn có thể kết hợp hàm And và Or trong Excel với các hàm khác để giải quyết một số bài toán trong Excel.
Trong các bài viết về Excel căn bản trước đây mình có hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm điều kiện trong Excel để tính toán thông qua các ví dụ minh họa cũng như cách sử dụng hàm kiểm tra điều kiện trong Excel, tiếp tục trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm And và Or trong Excel để kiểm tra tổ hợp điều kiện.
Hàm And và Or trong Excel để kiểm tra tổ hợp điều kiện
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hai hàm And và Or để kiểm tra các giá trị Logic, cú pháp And và Or trong Excel, cách sử dụng hàm And và Or để giải quyết một số bài toán Excel căn bản, hãy cùng blog thủ thuật tìm hiểu cách sử dụng hàm And và Or trong Excel để kiểm tra tổ hợp điều kiện.
#1 Hàm And
Hàm And() là một hàm điều kiện: Kết quả trả về giá trị True (Đúng) khi tất cả các biểu thức điều kiện đều đúng. Hàm sẽ trả về giá trị False (Sai) khi có ít nhất một biểu thức điều kiện sai.
Như vậy: Hàm And() chỉ ĐÚNG khi tất cả các điều kiện là Đúng, còn lại tất cả đều là SAI.
#Cú pháp hàm And()
=And (Điều kiện 1, Điều kiện 2, … Điều kiện n)
Trong đó
Điều kiện 1, Điều kiện 2, … Điều kiện n là các biểu thức điều kiện.
Lưu ý
Các đối số điều kiện trong hàm and() phải được trả về các giá trị Logic là TRUE hoặc FALSE.
Nếu phạm vi đã xác định không chứa giá trị lô-gic nào, thì hàm AND trả về giá trị lỗi #VALUE!
#Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Ta có biểu thức sau: =And(5<6,10>9) với biểu thức này sẽ cho ta giá trị là TRUE
Trong hàm And() bên trên ta có hai điều kiện: Điều kiện thứ nhất là 5 nhỏ hơn 6 sẽ cho ta giá trị TRUE, và điều kiện thứ hai là 10 lớn hơn 9 sẽ cho ta giá trị TRUE, như vậy hai điều kiện này đều cho ta giá trị TRUE thì kết quả sẽ là TRUE.
Ví dụ 2: Ta có biểu thức sau: =And(5>6,10>9) với biểu thức này sẽ cho ta giá trị là FALSE
Trong hàm And() bên trên ta có hai điều kiện: Điều kiện thứ nhất là 5 lớn hơn 6 sẽ cho ta giá trị FALSE, và điều kiện thứ hai là 10 lớn hơn 9 sẽ cho ta giá trị TRUE, như vậy điều kiện thứ nhất cho ta giá trị FALSE điều kiện thứ hai cho ta giá trị TRUE thì kết quả sẽ là FALSE (chỉ cần một cái sai là sai tất cả).
Ví dụ 3: Cho bảng điểm của học sinh kiểm tra điểm các môn học, nếu tất cả các điểm các môn học lớn hơn bằng 5 là “Đậu”, ngược lại là “Rớt”.
Như vậy ở đây ta cần kiểm tra từng điểm môn học của các học sinh có lớn hơn bằng 5 hay không nếu thỏa điều kiện sẽ là “Đậu”, ngược lại sẽ là “Rớt”. Công thức sẽ là =IF(AND(D36>=5;E36>=5;F36>=5;G36>=5;H36>=5);”Đậu”;”Rớt”), ở đây ta sẽ dùng hàm And() để kiểm tra tính đúng của điều kiện tương ứng với các môn học.
#2 Hàm Or
Hàm Or() là một hàm điều kiện: Kết quả trả về giá trị True (Đúng) khi có ít nhất một biểu thức điều kiện ĐÚNG. Hàm sẽ trả về giá trị False (Sai) khi tất cả các biểu thức điều kiện đều SAI.
Như vậy: Hàm Or() chỉ SAI khi tất cả các điều kiện là Sai, các trường hợp còn lại là ĐÚNG.
#Cú pháp hàm Or
=Or (Điều kiện 1, Điều kiện 2, … Điều kiện n)
Trong đó
Điều kiện 1, Điều kiện 2, … Điều kiện n là các biểu thức điều kiện.
#Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Ta có biểu thức sau: =Or(5>6,10>9) với biểu thức này sẽ cho ta giá trị là TRUE
Trong hàm Or() bên trên ta có hai điều kiện: Điều kiện thứ nhất là 5 lớn hơn 6 sẽ cho ta giá trị FALSE, và điều kiện thứ hai là 10 lớn hơn 9 sẽ cho ta giá trị TRUE, như vậy điều kiện thứ nhất cho ta giá trị FALSE điều kiện thứ hai cho ta giá trị TRUE thì kết quả sẽ là TRUE (chỉ cần một cái đúng là đúng tất cả).
Ví dụ 2: Cho bảng hàng hóa, yêu cầu hoàn thành cột “Khuyến mãi”, nếu có mã hàng là “TV” và có số lượng lớn hơn 10 thì khuyến mãi 400000, nếu có mã hàng là “NC” hoặc “TL” thì khuyến mãi 200000, còn lại để trống.
Như vậy ta sẽ có 2 điều kiện: Thứ nhất là có mã hàng là “TV” và có số lượng lớn hơn 10 thì khuyến mãi 400000 thì công thức Logic sẽ là: =AND(C5=”TV”;D5>10) (ô C5 tức là ô “Mã hàng” thứ 1, ô D5 tức là ô “Số lượng” thứ 1). Thứ hai là có mã hàng là “NC” hoặc “TL” thì khuyến mãi 200000 thì công thức Logic sẽ là: =OR(C5=”NC”;C5=”TL”), khi đó ta sẽ có công thức tổng quát là: =IF(AND(C5=”TV”;D5>10);400000;IF(OR(C5=”NC”;C5=”TL”);200000;””)).
Nhấn Enter, sau đó đặt chuột ở dưới góc phải ô tính đợi nó xuất hiện dấu “+” thì tiến hành giữ chuột trái và rê đến vị trí cần tính. Tiếp đến, bạn thả chuột ra thì kết quả xuất hiện.
#Xem video hướng dẫn
Kết luận
Và mình đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm And và Or trong Excel ở mức căn bản rồi đấy. Hãy để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc. Quá đơn giản để bạn có thể sử dụng hàm And và Or trong Excel để kiểm tra tổ hợp điều kiện phải không?
Cuối cùng không có gì hơn nếu bạn cảm thấy bài viết có ích hãy subscribe blog của mình thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất qua Email – Chân thành cảm ơn!
Ở trường chắc anh dạy tin học ạ? ?
Trước đây có dạy nay mất dạy rồi khà khà 😀