Tạo System Image trong Windows 10 – “System Image” một tính năng được giấu khá kĩ trong hệ điều hành Windows, được xuất hiện lần đầu tiên trên Windows 7. Đây là một tính năng cực kỳ hữu ích và mạnh mẽ. Nếu như bạn đã sử dụng qua tính năng “ghost” thì có thể nói rằng “System Image” là một tính năng không hề thua kém với công cụ “ghost” bạn đang sử dụng!
“System Image” hay được gọi là hình ảnh của hệ thống nó là một bản sao chính xác phân vùng cài đặt của Windows, việc tạo “System Image” nó cũng không khác gì khi bạn tạo bản Ghost cho Windows. Cái khác ở đây chính là “System Image” được Microsoft cung cấp như là một tính năng trong Windows. System Image về cơ bản là một bản sao (“image”) của ổ đĩa hay nói cách khác, người dùng có thể sử dụng System Image để khôi phục lại máy tính hoàn toàn.
System Image khi được tạo ra sẽ bao gồm các dữ liệu cá nhân của bạn và có thể được sử dụng để khôi phục khi hệ thống Windows bị hư hỏng, do đó khuyến cáo bạn nên khởi tạo gói tin System Image theo định kì như một phần của kế hoạch dự phòng của mình. Nhưng trước khi tạo “System Image” bạn nên xóa những dữ liệu không cần thiết như Video, nhạc… trên ổ đĩa để rút ngắn quá trình tạo “System Image”! Hãy cùng blog thủ thuật tìm hiểu cách tạo “System Image” trong Windows 10!
Tạo System Image trong Windows 10
Đầu tiên hãy truy cập vào công cụ “Backup and Restore” bằng cách gõ “Backup and Restore” vào ô tìm kiếm trong Start Menu hoặc trên thanh Taskbar trong Windows 10 > Nhấn Enter để mở cửa sổ Backup and Restore (Windows 7).
Ngoài ra bạn có thể mở Control Panel trong windows 10 > Sau đó thay đổi View by bằng Small icons > Kích chọn Backup and Restore (Windows 7).
Trong cửa sổ Backup and Restore (Windows 7), phía bên trái > Kích chọn “Create a system image” để mở cửa sổ “Create a system image”.
Ở đây, bạn cần phải chọn một vị trí để lưu ảnh hệ thống, có thể chọn một trong các phân vùng trên ổ cứng hoặc đĩa DVD, hoặc một vị trí nào đó trên mạng. Mình khuyên bạn nên sử dụng một ổ đĩa ngoài để có thể dễ dàng truy cập vào “System Image” khi cần thiết.
Hãy tránh việc lưu “System Image” trên cùng một ổ đĩa đã cài đặt Windows 10, nếu xảy ra tình trạng hỏng hóc bạn sẽ không thể tiếp cận. Chọn một nơi để lưu “System Image”, và sau đó nhấp vào NEXT.
Theo mặc định, công cụ sẽ sao lưu tất cả các ổ đĩa cần thiết để cho Windows hoạt động. Nói cách khác, các ổ đĩa đó rất quan trọng cho hoạt động của Windows 10 được chọn mặc định và bạn không thể bỏ chọn chúng.
Tuy nhiên, bạn có thể chọn thêm các ổ đĩa mới có chứa dữ liệu quan trọng nếu muốn. Như bạn thấy trong hình trên, công cụ này sẽ hiển thị dung lượng cần thiết (space required) để lưu bản sao lưu ảnh hệ thống > Nhấn Next để tiếp tục > Cuối cùng, nhấp vào “Start backup” để bắt đầu tạo “System Image”.
Quá trình tạo “System Image” bắt đầu.
Thời gian cần thiết để tạo “System Image” phụ thuộc vào kích thước của dữ liệu, và cấu hình của máy tính. Một khi “System Image” được tạo ra, bạn sẽ thấy hộp thoại “The backup completed successfully”. Nhấn vào nút Close để đóng!
Cùng với đó, Windows hiển thị hộp thoại “Do you want to create a system repair disc” > Nhấn No để đóng cửa sổ.
Nếu bạn đã lưu “System Image” vào một ổ đĩa ngoài, hãy chắc chắn giữ nó ở một nơi an toàn. Và nếu bạn đã lưu “System Image” trên một ổ cứng nội bộ, hãy ẩn các thư mục chứa “System Image” để tránh xóa nhầm.
*** Ngoài ra: Bạn có thể tìm hiểu cách khôi phục Windows 10 từ đám mây khi bị lỗi đơn giản nhất.
Cuối cùng không có gì hơn nếu bạn cảm thấy bài viết có ích hãy subscribe blog của mình thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất qua Email – Chân thành cảm ơn!