[Excel căn bản] Sử dụng hàm Round làm tròn số trong Excel – Trong một số trường hợp khi bạn tính toán trong Excel khi chúng ta tính toán xong thì xảy ra vấn đề khi chúng ta cộng tổng các kết quả thì có sự chênh lệch đôi chút và điều này dẫn đến dữ liệu không nhất quán vậy phải làm sao? Như các bạn biết nếu bạn là dân văn phòng việc tổng hợp số liệu mà để bị lệch thì thật không đáng phải không nào? nguyên nhân bị lệch là do các con số lẻ trong phần thập phân, khi bạn tính tổng nó sẽ cộng luôn các phần thập phân này đó là lý do tại sao kết quả bị lệch. Để khắc phục hiện tượng này bạn cần quy định phần thập phân gồm bao nhiêu con số là được.
Trong Serie Excel căn bản trước đây mình có hướng dẫn các bạn cách sử dụng hai hàm kiểm tra tổ hợp các điều kiện đó là hàm And và Or giúp bạn có thể sử dụng hai hàm này để kiểm soát các điều kiện của bài toán trong từng trường hợp cụ thể, tiếp tục trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng hàm làm tròn số trong Excel để xử lý các dữ liệu không trùng khớp.
Sử dụng hàm Round làm tròn số trong Excel
Như mình đã đề cập bên trên trong những trường hợp khi bạn tính tổng các dữ liệu dẫn đến bị lệch số, mặc dù công thức đúng, trong trường hợp này bạn nên sử dụng hàm làm tròn số để đưa các kết quả về chung một kiểu dữ liệu khi đó bạn sẽ khắc phục được trường hợp lệch dữ liệu trong Excel. Chúng ta cùng tìm hiểu cấu trúc câu lệnh làm tròn số Round, cách sử dụng hàm Round làm tròn số như thế nào?
#Cấu trúc hàm Round
=ROUND(number, num_digits)
Trong đó
Number: Bắt buộc, số mà bạn muốn làm tròn.
Num_digits: Bắt buộc, số chữ số mà bạn muốn làm tròn số tới đó.
Chú ý
Nếu Num_digits lớn hơn 0 (không), thì số được làm tròn tới số vị trí thập phân được chỉ định.
Trường hợp Num_digits bằng 0, thì số được làm tròn tới số nguyên gần nhất.
Còn lại nếu Num_digits nhỏ hơn 0, thì số được làm tròn sang bên trái dấu thập phân.
#Ví dụ cụ thể
=ROUND(2.15, 1) kết quả sẽ là 2.2 (Làm tròn số 2.15 tới một vị trí thập phân, như vậy phần thập phân là 15 làm tròn lên 1 chính là 20, nếu phần thập phân là 14 thì làm tròn lên 1 chính là 10).
=ROUND(2.149, 1) kết quả sẽ là 2.1 (Làm tròn số 2.149 tới một vị trí thập phân, như vậy phần thập phân là 149 làm tròn lên 1 chính là 100, nếu phần thập phân là 150 thì làm tròn lên 1 chính là 200).
=ROUND(2.149, 2) kết quả sẽ là 2.15 (Làm tròn số 2.149 tới hai vị trí thập phân, như vậy phần thập phân là 149 làm tròn lên 2 chính là 150, nếu phần thập phân là 144 thì làm tròn lên 2 chính là 140).
=ROUND(21.5, -1) kết quả sẽ là 20 (Làm tròn 21,5 đến một vị trí thập phân về bên trái của dấu thập phân, như vậy bên trái dấu thập phân là số 21 thì làm tròn lên 1 chính là 20 (tức là từ số 20 đến 24 là được làm tròn về số 20), nếu là số 25 trở lên thì làm tròn sẽ là số 30).
=ROUND(626.3,-3) kết quả sẽ là 1000 (Làm tròn 626.3 đến ba vị trí thập phân về bên trái của dấu thập phân, như vậy bên trái dấu thập phân là số 626 thì làm tròn lên 3 chính là 1000 (tức là từ số 500 đến 999 là được làm tròn về số 1000), nếu là số nhỏ hơn 500 sẽ làm trong là số 0).
# Ví dụ về sai số trong tính toán
Giả sử tôi có bảng điểm trung bình của các học sinh như bên dưới, yêu cầu là tính tổng cột điểm trung bình, như vậy tôi sẽ sử dụng câu lệnh Sum để tính tổng cột điểm trung bình.
Tuy nhiên khi sử dụng hàm SUM thì tôi nhận được kết quả như sau.
Như vậy kết quả cho tôi là 67,63 tuy nhiên với kết quả này nó bị lệch 0,01. Nếu như bạn lấy máy tính cộng từng kết quả thì nó cho ta là 67,64. Để xử lý trường hợp này bạn phải sử dụng hàm Round để quy định mức phạm vi phần thập phân cần lấy khi đó kết quả sẽ cho ta chính xác.
Như vậy trong công thức tính điểm trung bình tôi sẽ lồng hàm Round vào công thức.
Như vậy công thức sẽ là: =ROUND(AVERAGE(D36:H36);2) (ở đây tôi tính giá trị trung bình sau đó tôi dùng hàm Round làm tròn tới hai vị trí thập phân) và khi thực hiện xong kết quả sẽ cho bạn một cách chính xác.
#Xem video sử dụng hàm Round
Kết luận
Hàm ROUND giúp ta làm tròn một số tới một số chữ số đã xác định. Nếu bạn tính toán công thức có phần thập phân bạn nên dùng hàm Round để đưa về cùng vị trí thập phân để đảm bảo kết quả thực hiện được chính xác nhất. Quá đơn giản để bạn có thể sử dụng hàm Round làm tròn số trong Excel phải không?
Cuối cùng không có gì hơn nếu bạn cảm thấy bài viết có ích hãy subscribe blog của mình thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất qua Email – Chân thành cảm ơn!
Dear anh.
mình học khóa excel rồi mà sao vẫn thấy khó hiểu quá anh ơi.
Có gì đâu mà khó bạn, nắm được quy tắc là ok hè 😀
Dear anh chị.
bài viết rất hay và ý nghĩa. xin cảm ơn tác giả nhé
Cảm ơn bạn đã ghé thăm, chúc bạn nhiều sức khỏe 😀