[Thủ thuật máy tính] Hướng dẫn sửa lỗi Full Disk 100% trên windows 10 – Windows 8 cũng gặp trường hợp lỗi Full Disk 100% nếu gặp hãy đọc hướng dẫn khắc phục đối với windows 8 tại đây – Đối với Windows 10 các phương pháp khắc phục cũng không khác mấy so với Windows 8 tuy nhiên ở windows 10 mình chỉ nêu ngắn gọn 2 phương pháp là bạn có thể khắc phục được lỗi Full Disk trên windows 10.
Lỗi Full Disk 100% xảy ra với nhiều nguyên nhân tuy nhiên cho dù nguyên nhân nào thì nó cũng rất khó chịu cho bạn nó làm cho hệ thống của bạn hoạt động không ổn định. Vì vậy khi bắt gặp lỗi này bạn cần khắc phục ngay theo 2 phương pháp mà blog thủ thuật trình bày dưới đây hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn! Nếu không được bạn có thể tham khảo một số cách khác được trình bày trên windows 8!
Hướng dẫn sửa lỗi Full Disk 100% trên windows 10
Trong bài viết trước đây về thủ thuật máy tính mình có hướng dẫn các bạn cách tạo mật khẩu đăng nhập windows 10 bằng hình ảnh giúp bạn có thể tạo mật khẩu đăng nhập theo một phong cách riêng, tiếp tục trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi Full Disk 100% trên windows 10 đơn giản nhất.
Phương pháp 1: Thường sử dụng (Tăng bộ nhớ Ram ảo)
Đầu tiên vào Start Menu Gõ ” Performance” vào ô tìm kiếm > Kích chọn Adjust the appearance & performance of Windows.
Cửa sổ Performance Options xuất hiện > Chọn tab Advanced > Kích chọn Change trong thuộc tính Virtual memory.
Cửa sổ Virtual Memory xuất hiện > Kích bỏ chọn Automatically manage paging file size for all drivers > Kích chọn ổ đĩa điều hành > Kích chọn Custom size > tùy theo dung lượng ram của bạn hãy thiết lập cho phù hợp.
Ví dụ: Bạn có thể nhập như sau > Bạn nhìn xuống phía dưới dòng Recommended nó sẽ bằng Initial size (MB) – Còn dòng Maximum Size (MB) bạn chỉ cần gấp hai dòng Initial size (MB) là được! Tức là: Maximum Size (MB) = Initial size (MB) x 2
Sau khi điền xong nhấn Set > Nhấn OK > Nhấn Apply > Nhấn OK > Kiểm tra lại kết quả xem đã khắc phục được chưa!
Phương pháp 2: Vô hiệu hóa dịch vụ superfetch
Nếu áp dụng phương pháp 1 mà không được bạn hãy áp dụng thêm phương pháp này!
Đầu tiên nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó gõ “services.msc” vào ô Open và Enter.
Cửa sổ Services xuất hiện > Tìm dịch vụ có tên “superfetch” > Kích chuột phải chọn Properties.
Cửa sổ Superfetch Properties xuất hiện > tại tab General > Nhấn Stop để ngừng dịch vụ > Sau đó trong mục Startup type: Chọn Disable > Nhấn Aplly > Nhấn OK.
Khởi động lại máy tính để thực thi dịch vụ – Sau khi vào windows 10 bạn hãy kiểm tra thử xem còn xảy ra lỗi Full Disk không nhé! Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các cách sửa lỗi Full Disk 100% ở đầu bài viết.
Cuối cùng không có gì hơn nếu bạn cảm thấy bài viết có ích hãy subscribe blog của mình thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất qua Email – Chân thành cảm ơn!
Thủ thuật Web
Cho phép chỉnh sửa bình luận sai trong WordPress